Độn càm có được vĩnh viễn không?
Độn cằm có được vĩnh viễn không là thắc mắc chung, trong đó có cả chị em phụ nữ và cánh mày râu. Để giải đáp được thắc mắc trên, mời bạn cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Độn cằm giữ được bao lâu?
Trước khi tìm hiểu rõ hơn độn cằm có được vĩnh viễn không, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về thời gian, tuổi thọ của phương pháp này. Vậy độn cằm được bao lâu? Thời hạn phương pháp độn cằm có tác dụng là không thể xác định chính xác. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện, cách chăm sóc, giữ gìn, kỹ thuật độn cằm, tay nghề của bác sĩ, loại vật liệu dùng để độn cằm,...
Độn cằm có được vĩnh viễn không phụ thuộc nhiều yếu tố
Nếu muốn độn cằm giữ được lâu, bền đẹp và không ảnh hưởng đến sức khỏe, điều kiện tiên quyết là bạn cần tìm một địa chỉ làm đẹp, thực hiện độn cằm uy tín, có bác sĩ thẩm mỹ chuyên nghiệp và được đánh giá cao về công nghệ, kỹ thuật. Việc này vừa giúp nâng cao tuổi thọ khi độn cằm, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe và sắc đẹp của bạn nữa đấy.
Hiện nay, có 3 phương pháp độn cằm được ưa chuộng sử dụng nhiều là độn cằm bằng tiêm filler, độn cằm bằng vật liệu nhân tạo và độn cằm từ vật liệu tự thân bằng kỹ thuật trượt cằm. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng biệt.
Độn cằm có được vĩnh viễn không? Thời hạn của phương pháp độn cằm là chưa xác định. Trong 3 phương pháp kể trên, độn cằm bằng tiêm filler là phương pháp ngắn hạn nhất, thường chỉ duy trì được 1 - 2 năm và cần dặm, tiêm lại để tiếp tục làm đầy cằm.
Cả 2 phương pháp còn lại là độn cằm nhân tạo và độn cằm tự thân đều có thời hạn sử dụng khá cao, có thể lên đến 7 - 15 năm nếu được chăm sóc cẩn thận. Nhiều bác sĩ còn cho biết, điều kiện bảo quản và kỹ thuật thực hiện tốt có thể kéo dài thời gian lâu hơn.
Độn cằm có được vĩnh viễn không?
Khi thực hiện độn cằm, hầu hết chị em đều có thắc mắc chung là độn cằm có được vĩnh viễn không. Câu hỏi này cũng được nhiều chuyên gia lưu tâm nghiên cứu và có những giải đáp cụ thể như sau.
Đầu tiên, với phương pháp độn cằm bằng tiêm chất làm đầy filler, botox,... thời hạn 1 - 2 năm là tối đa, sau khoảng thời gian này, filler có dấu hiệu chảy, bị đào thải và cần tiêm lại để tiếp tục độn cằm. Vì vậy, tiêm filler để độn, làm đầy cằm không có tác dụng vĩnh viễn, thời hạn sử dụng ngắn và tốn kém mỗi lần tiêm lại.
Đối với vật liệu độn cằm nhân tạo, thường bằng silicon y tế, thường có độ bền khá cao, lên đến 7 - 10 năm, thậm chí là 15 năm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc độn cằm có được vĩnh viễn không khi dùng chất liệu nhân tạo nên để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần thăm khám định kỳ để nắm chính xác hơn tình trạng cằm độn, vật độn.
Độn cằm có nhiều phương pháp với thời hạn sử dụng khác nhau
Cuối cùng là độn cằm bằng vật liệu tự thân là sụn lấy trên các bộ phận khác của cơ thể. Với phương pháp độn cằm này, hiện tại cũng chưa có nghiên cứu chứng minh có thể sử dụng vĩnh viễn. Thời hạn được các bác sĩ đưa ra là từ 7 - 15 năm tùy vào chế độ chăm sóc. Tuy nhiên, giống như phương pháp độn cằm nhân tạo, bạn cũng cần thường xuyên thăm khám định kỳ và lắng nghe hướng dẫn của bác sĩ.
Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi độn cằm
Ngoài thắc mắc độn cằm có được vĩnh viễn không thì chế độ chăm sóc để độn cằm được bền đẹp nhất cũng là câu hỏi của nhiều chị em. Sau khi thực hiện độn cằm xong, bác sĩ luôn có những khuyến cáo và hướng dẫn chăm sóc để vết thương nhanh chóng phục hồi, không làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ, vật độ không xê dịch khỏi vị trí và không để lại sẹo trên da. Nếu thực hiện đúng cách chăm sóc sau khi độn cằm dưới đây, bạn sẽ không cần lo lắng vết thương bị nhiễm trùng, tạo sẹo nữa.
Chế độ ăn uống khoa học rất quan trọng
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe, bao gồm cả phẫu thuật độn cằm. Duy trì ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng, tránh những món ăn cần kiêng sẽ giúp bạn có được hiệu quả thẩm mỹ hoàn hảo hơn, phục hồi nhanh chóng và không lo lắng để lại sẹo. Nguyên tắc ăn uống sau khi độn cằm như sau:
- Nên cắt giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn, chỉ ăn từ 50 - 100g/ngày để tránh hình thành sẹo lồi.
- Tránh ăn những món ăn giàu đạm như thịt ức gà, thịt vịt, thịt gan hoặc các loại thịt gia cầm khác.
- Loại bỏ tinh bột xấu khỏi chế độ ăn uống hàng ngày, hạn chế cơm trắng, bánh mì trắng, khoai tây, ngô,... thay vào đó nên ăn nhiều gạo lứt, khoai lang, yến mạch, ngũ cốc,...
- Tạm thời không ăn những thực phẩm có vị tanh, tính hàn như hải sản và có vị cay, cá hoặc thực phẩm có ớt.
- Không ăn thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Bổ sung nhiều hơn các loại chất xơ từ rau củ quả tự nhiên, rau xanh, quả mọng.
- Không uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, thuốc lá,... ít nhất 1 tháng sau khi độn cằm.
Các loại tinh bột chuyển hóa chậm tốt cho người vừa phẫu thuật độn cằm
Vệ sinh vết mổ độn cằm đúng cách
Làm thế nào để mau lành và độn cằm giữ được lâu hơn? Ngay khi vừa thực hiện phẫu thuật độn cằm, bạn cần biết cách vệ sinh vết thương sạch sẽ, nhanh lành, không để lại sẹo và độ bền cao hơn. Hàng ngày, bạn nên vệ sinh, rửa vết mổ 3 lần/ngày với những bước cụ thể như sau:
- Nhẹ nhàng gỡ băng gạc khỏi vết thương, tránh làm động hoặc làm hở miệng vết mổ gây chảy máu.
- Dùng bông y tế hoặc bông tẩy trang để thấm dung dịch vệ sinh chuyên dụng lau xung quanh miệng vết thương.
- Tuyệt đối không nên lau trực tiếp vào miệng vết thương.
- Bôi thuốc, gel giảm đau được bác sĩ kê đơn.
- Lấy băng gạc mới băng lại vết thương cẩn thận.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc độn cằm có được vĩnh viễn không. Trong quá trình phục hồi sau khi độn cằm, nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào như sưng, tấy, đau nhức khó chịu kéo dài, hãy liên hệ ngay đến bác sĩ để được xử lý, hỗ trợ kịp thời.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp