11 phương pháp nâng mũi phổ biến hiện nay
Nâng mũi là loại hình phẫu thuật thẩm mỹ giúp thay đổi hình dạng và cải thiện chức năng mũi để bạn có ngoại hình bắt mắt ưa nhìn. Những kinh nghiệm thực tế và câu hỏi thường gặp về nâng mũi sẽ được đề cập chi tiết tại bài viết này.
Nâng mũi là một dạng tiểu phẫu thuật thẩm mỹ giúp sửa chữa các khuyết điểm của mũi hoặc thay đổi dáng mũi để mũi cao và đẹp khiến bạn sở hữu diện mạo ưa nhìn xinh đẹp.
Ngoài ra nâng mũi có thể thực hiện giúp cải thiện các vấn đề về hô hấp hay thẩm mỹ thay đổi hình dáng diện mạo của mũi.
Các phương pháp nâng mũi phổ biến hiện nay
1. Nâng mũi cấu trúc
Nâng mũi cấu trúc được xem là phương pháp nâng mũi tiến bộ hiệu quả nhất hiện nay vì giúp chỉnh sửa hết được các khuyết điểm của dáng mũi.
Phương pháp này sử dụng chất liệu sụn tự thân được lấy từ sụn tai, sụn vách ngăn hay sụn sườn….để dựng trụ và tái tạo đầu mũi. Kỹ thuật này có ưu điểm vượt trội vì tạo dáng mũi đẹp tùy thích với độ bền vĩnh viễn. Tuy nhiên, phương pháp nâng mũi này khá khó, đòi hỏi kỹ thuật cao và chi phí đắt đỏ.
- Ưu điểm: Khắc phục được mọi khuyết điểm của dáng mũi , chỉnh sửa mũi hỏng sau khi nâng. Độ bền gần như vĩnh viễn.
- Nhược điểm: Đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao và giàu kinh nghiệm chuyên môn. Chi phí cao. Thời gian để hồi phục có dáng mũi hoàn hảo từ 3-6 tháng.
2. Nâng mũi bọc sụn
Nâng mũi bọc sụn là kỹ thuật thẩm mỹ tiên tiến có nguồn gốc từ Hàn Quốc giúp định hình dáng mũi bằng phương pháp sử dụng sụn nhân tạo nâng cao sống mũi kết hợp với sụn tự thân lấy từ vành tai bao bọc phần đầu mũi.
- Ưu điểm: Kỹ thuật này không quá phức tạp, phần sống mũi được nâng cao vừa vặn đúng tiêu chuẩn và cân đối với tổng thể gương mặt. Thời gian thực hiện ngắn từ 45-60 phút. Kỹ thuật nâng mũi này được đánh giá an toàn và có độ bền lâu dài.
- Nhược điểm: Đòi hỏi bác sĩ có tay nghề và giàu kinh nghiệm, chi phí thực hiện cao.
3. Nâng mũi Sline
Nâng mũi S-line Hàn Quốc được rất nhiều người ưa chuộng trong đó dẫn đầu xu hướng là các ngôi sao và diễn viên Hàn Quốc. Kiểu nâng mũi S Line có độ cong, cao tự nhiên tạo thành dáng chữ S uốn lượn thanh tú.
- Ưu điểm: Dáng mũi S-line được đánh giá phù hợp với hầu hết các gương mặt Á đông của người Việt và dẫn đầu xu hướng nâng mũi. Độ bền cao, thời gian thực hiện ngắn.
- Nhược điểm: Đòi hỏi tay nghề bác sĩ giàu kinh nghiệm có chuyên môn tốt và chi phí thực hiện khá đắt đỏ.
4. Nâng mũi Hàn Quốc
Nâng mũi Hàn Quốc được sử dụng 100% sụn nhân tạo để nâng cao sống mũi sao cho cân đối và hài hòa với gương mặt. Phương pháp có nguồn gốc từ Hàn Quốc được phái đẹp lựa chọn nhiều trong những năm gần đây.
- Ưu điểm: Kỹ thuật này giúp dáng mũi đẹp, tự nhiên, an toàn không biến chứng cũng như không để lại sẹo. Thời gian thực hiện nhanh chóng với độ bền lâu dài. Chi phí hợp lý.
- Nhược điểm: Đòi hỏi quá trình thực hiện tỉ mỉ và bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao.
5. Nâng mũi sụn sườn
Nâng mũi sụn sườn là phương pháp kết hợp giữa sụn tự thân và sụn nhân tạo để làm nên dáng mũi đẹp hoàn thiện.
- Ưu điểm: Sụn có khả năng tái lập cấu trúc mũi giúp bác sĩ kéo dài đầu mũi vài tạo đường cong tự nhiên. Chi phí hợp lý.
- Nhược điểm: Một số trường hợp cơ địa có khả năng dễ đào thải vật liệu lạ dễ gây nên biến chứng. Nâng mũi bằng sụn sườn toàn bộ không thể nâng mũi quá cao và độ tuổi càng lớn càng khó thực hiện.
6. Nâng mũi L-line
Nâng mũi L line là kỹ thuật sử dụng sụn tự thân lấy từ cơ thể khách hàng kết hợp với sụn nhân tạo có độ tương thích cao giúp mũi đẹp tự nhiên phù hợp với khuôn mặt.
- Ưu điểm: Phương pháp này giúp bạn sở hữu chiếc mũi thon gọn và sống mũi thẳng kéo dài từ gốc đến đầu mũi. Kỹ thuật này được ưa chuộng ở phương Tây và trở thành xu hướng làm đẹp trong thời gian hiện nay.
- Nhược điểm: Chi phí cao và tay nghề bác sĩ giàu kinh nghiệm.
7. Nâng mũi bán cấu trúc
Nâng mũi bán cấu trúc là kỹ thuật sử dụng sụn nhân tạo kết hợp với sụn tự thân để bọc đầu mũi giúp khắc phục các nhược điểm như mũi bóng đỏ, tụt sống, lộ sóng….
Nâng mũi cấu trúc dành cho những ai có form mũi sẵn, đầu mũi tương đối dài, sống mũi thấp. Độ bền của phương pháp này có thể lên tới 25 năm.
- Ưu điểm: Chi phí thấp, không mất nhiều time nghỉ dưỡng, thời gian phẫu thuật và phục hồi nhanh chóng.
- Nhược điểm: Không thực hiện kéo dài đầu mũi. Nếu nâng cao quá khiến da bị mỏng, bóng đỏ và vết thương lâu lành.
8. Nâng mũi cấu trúc 4d
Nâng mũi cấu trúc 4D là công nghệ nâng mũi tiên tiến hiện đại nhất hiện nay bằng cách sử dụng các phương tiện giúp can thiệp đầu mũi, trụ mũi, cột sống để khắc phục các trường hợp mũi tẹt, mũi ngắn, mũi hếch…Toàn bộ đầu mũi được chỉnh sửa thon gọn bằng 100% sụn tự thân.
- Ưu điểm: sẽ che chắn bảo vệ cực tốt, tránh hiện tượng thô cứng và lộ sóng. Khả năng định hình dáng mũi nhanh chóng và độ bền cao. Thời gian phẫu thuật và hồi phục nhanh chóng.
- Nhược điểm: Chi phí cao và đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao.
9. Nâng mũi mỡ tự thân
Nâng mũi mỡ tự thân là phương pháp sử dụng mỡ tự thân của người nâng vào vùng mũi giúp làm thay đổi dáng mũi.
- Ưu điểm: Chất liệu tự thân an toàn và chi phí thấp và hiệu quả ngay.
- Nhược điểm: mỡ tự thân sẽ teo theo thời gian nên phải tiêm bổ sung, không khắc phục được nhiều khuyết điểm của mũi. Có nguy cơ nhiễm trùng và hoại tử cao.
10. Nâng mũi sụn tai
Nâng mũi bằng sụn tai là một trong những phương pháp chỉnh hình cấu trúc mũi bằng sụn tự thân. Theo đó, bác sĩ thẩm mỹ sẽ lấy sụn ở vành tai của bạn dùng để nâng cao sống mũi hoặc thu nhỏ đầu mũi tạo dáng mũi thanh tú, cao ráo.
- Ưu điểm: Dễ dàng thích ứng, an toàn cho sức khỏe. Phương pháp này giúp tạo dáng mũi mềm mại, tự nhiên và giữ được kết quả dài lâu.
- Nhược điểm: Chi phí cao, tay nghề bác sĩ thực hiện chuyên môn giỏi.
11. Nâng mũi sụn nhân tạo
Phương pháp nâng mũi sụn nhân tạo bằng cách sử dụng sụn nhân tạo để nâng cao sống mũi mà không can thiệp các bộ phận khác. Phương pháp này giúp chỉnh hình sống mũi cao hơn mà không hề khắc phục được các khuyết điểm như mũi ngắn, hếch, đầu mũi to….
* Các loại sụn nhân tạo thường được sử dụng trong nâng mũi: Gore-text, Dacron, Medpor,
Silicon, Softxil, Surgiform, PureForm sụn sinh học Mỹ, sụn sinh học Đức…
- Ưu điểm: Thời gian phẫu thuật và phục hồi nhanh chóng. Chi phí thấp không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng.
- Nhược điểm: Nâng mũi cao quá khiến da bị mỏng và bóng đỏ. Đầu mũi không được bọc sụn nên dễ bị tụt lệch hoặc đỏ đầu mũi. Không thể thực hiện kéo dài và nâng cao đầu mũi.
Những câu hỏi thường gặp khi nâng mũi
1. Nâng mũi sẽ gặp phải những biến chứng gì?
Trong một số trường hợp nâng mũi do tay nghề thấp và cơ địa không tương thích sẽ dễ gặp phải những biến chứng sau:
- Mũi cong, vẹo hoặc lệch: Do chất liệu sụn không đúng vị trí, nâng quá cao và mô xơ co rút hoặc vị trí bị va chạm mạnh sau khi nâng mũi khiến sụn bị xê dịch.
- Chèn ép mạch tắc hoặc hoại tử: Đây là biến chứng nâng mũi không phẫu thuật bằng các cách làm đầy như tiêm Filler. Nếu kỹ thuật kém chính xác và chất liệu kém chất liệu sẽ gây ra biến chứng.
- Lộ sóng, bóng đỏ và thủng da đầu mũi: Hiện tượng này nếu lạm dụng sụn nhân tạo để nâng cao hoặc kéo dài đầu về lâu dài dẫn đến hiện tượng trên.
- Mũi bị nhiễm trùng: nếu phát hiện sớm với các dấu hiệu như bị viêm sưng đỏ, chứa mủ cần phải xử lý tháo sóng, đặt trung bì và chờ làm lại sau 3-6 tháng.
2. Nâng mũi có đau không?
Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi muốn nâng mũi. Trên thực tế, nhiều chuyên gia cho rằng nâng mũi hoàn toàn không đau. Hiện nay các phuong pháp tiên tiếp giúp bạn không cảm thấy đau đớn hay khó chịu gì trong suốt quá trình trước và sau phẫu thuật.
3. Nâng mũi nên ăn gì ?
Sau nâng mũi bạn nên bổ sung các loại trái cây, thức ăn và đồ uống phù hợp để nhanh lành và mũi đẹp tự nhiên không bị biến chứng.
- Sau nâng mũi NÊN ăn trái cây gì?
Một số loại trái cây chứa nhiều các vitamin tự nhiên tương đối lành với cơ thể. Khi bạn ăn vào không gây phản ứng lạ mà còn thúc đẩy mũi hồi phục nhanh hơn.
+ Vitamin A: Chứa chủ yếu trong các loại quả : Dưa đỏ, bồ công anh, mơ, …
+ Vitamin B: Chuối, bơ, dưa vàng, sầu riêng, …
+ Vitamin C: Ổi, bưởi, cam, anh đào, quả lý đen, dâu tây, kiwi, đu đủ …
+ Vitamin D: Đào, đu đủ, mận …
+ Vitamin E: ô liu xanh, dứa, …
- Mới nâng mũi xong NÊN ăn gì để nhanh lành?
+ Bổ sung những thực phẩm mềm, dễ tiêu như cháo, đậu phụ, yến mạch, …
+ Các loại rau như rau cải, rau ngót, rau má, chùm ngây, diếp cá, hành tây, rau cải lá thẫm…
+ Bổ sung các loại hạt: đậu, đậu đen, đậu lành, lạc, đậu phộng, đậu xanh …
+ Ăn các thực phẩm chứa tinh bột: khoai lang, bắp, bánh mì đen, …
+ Bổ sung 1 số loại nấm để tăng sức đề kháng và trong 3 ngày đầu nên ăn thịt nạc rang nghệ.
+ Bổ sung sữa chua để hỗ trợ đường tiêu hóa cũng là điều cần thiết
- Sửa mũi NÊN UỐNG GÌ cho mau lành?+ Bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra bổ sung thêm sữa đậu nành, nước rau sam, nước kim ngân hoa…
4. Nâng mũi nên kiêng gì?
Với các thực phẩm dễ gây dị ứng, mưng mủ hay tạo sẹo xấu như thịt bò, thịt trâu, rau muống, hải sản….nên kiêng sau 1 tháng. Bia rượu, chất kích thích kiêng từ 3 tháng trở đi.
5. Nâng mũi hỏng sau bao lâu thì làm lại mũi ?
Với mũi hỏng hoặc bị biến chứng, tùy theo từng phương pháp nâng trước đó theo tư vấn các bác sĩ và chuyên gia nên chờ từ 3-6 tháng mới nên làm lại mũi.